Ông trọng tài rất "lạ" của bóng đá Việt Nam

Thứ tư, 31/05/2017 11:33 (GMT+7)

Chuyện một buổi sáng ở sân Thống Nhất Đấy là một buổi sáng tình cờ trên sân Thống Nhất, chúng tôi gặp Võ Minh Trí. Được biết, hôm đó là ngày nghỉ của trọng tài FIFA này nhưng ông vẫn...

Chuyện một buổi sáng ở sân Thống Nhất Đấy là một buổi sáng tình cờ trên sân Thống Nhất, chúng tôi gặp Võ Minh Trí. Được biết, hôm đó là ngày nghỉ của trọng tài FIFA này nhưng ông vẫn lên sân. Đầu tiên là cái hẹn với đồng nghiệp cà phê, cà pháo và sau nữa là tranh thủ mặc áo khoác chạy chục vòng sân Thống Nhất, gọi là để lấy mồ hôi. Cái sự "chạy chục vòng để lấy mồ hôi" như ông Trí "cào" nói, thật ra cũng bằng số lượng của một vận động viên chạy cự ly đường dài vẫn hay tập luyện. Chỉ có điều, ông Trí chạy tốc độ không cao nhưng dưới cái nắng chói chang, người ông ướt đẫm vì mồ hôi tuôn như mưa. Chúng tôi hỏi vui ông Trí: "Anh cũng rảnh ghê, nghỉ thì ở nhà đưa vợ, đưa con đi mua sắm lên đây chi cho khổ?". Ông Trí nhoẻn miệng cười: "Thì cũng lên gặp anh em cho vui. Cũng tranh thủ làm mấy vòng cho có… hơi, rồi còn đi thổi. Cái nghề này mà không có hơi, không theo kịp tình huống thì căng à!". Trọng tài Võ Minh Trí (thứ 2 từ phải qua trái). Trọng tài Võ Minh Trí (thứ 2 từ phải qua trái). Nói chuyện với ông Trí "cào" có cái gì đó vui vui. Nhưng để đi sâu vào cái mà ông gọi là "nghề kiếm cơm" lại cực khó. Hay nói vui như đồng nghiệp của tôi, ông Trí ngại "đụng" chuyện. Ông giữ cái nguyên tắc giống như bao người trong giới của mình: Im lặng là vàng. Trong giới trọng tài Việt Nam , ông Võ Minh Trí đã thể hiện được đẳng cấp của mình. Mà cũng thật lạ, cái đẳng cấp này được thể hiện ở sàn diễn quốc tế nhiều hơn là sân nhà. Có thể kể ra đây thành tích dài dằng dặc của ông Trí "cào": Lấy chứng chỉ cấp FIFA năm 2001 (khi 29 tuổi); điều khiển các trận đấu vòng loại World Cup 2002, 2006, 2010, 2014, ASIAD 2010, 2014, rồi vòng loại Olympic… Ông Võ Minh Trí bắt chính trận đấu có Drogba. Ông Võ Minh Trí bắt chính trận đấu có Drogba. Ông Trí thường xuyên được mời thổi ở AFC Champions League, AFC Cup. Thật hiếm có trọng tài nào của Việt Nam lại được mời thổi những trận giao hữu quốc tế như Hàn Quốc với Venezuela; hay điều khiển những trận cầu đinh tại giải nhà nghề Trung Quốc để "nắn gân" HLV Marcello Lippi hay những "siêu sao" như Didier Drogba, Nicolas Anelka… Ở trong nước, ông Trí từng giành danh hiệu Còi vàng 2010, 2015, Còi bạc năm 2007, 2008, 2013; Còi Đồng năm 2009… Chữ Tâm của người thầy Đẳng cấp của ông Trí là có nhưng cũng một vài lần ông Trí dính vào những scandal tai tiếng trên sân cỏ. Chẳng hạn như vụ "bẻ còi" trong trận đấu giữa Thanh Hóa và Hải Phòng ở vòng 9, V-League 2012. Ông Trí trở nên nổi tiếng, không chỉ được báo ta mà còn cả báo Tây đưa "lên thớt" như trang 101greatgoals.com, tờ nhật báo thể thao danh tiếng Corriere dello Sport của Italia hay AS của Tây Ban Nha… Đến bây giờ mỗi khi nhắc lại thì ông Trí "cào" vẫn nói đó là "bài học xương máu" cho cái nghiệp làm trọng tài của ông.
Phút 73 trận Thanh Hóa tiếp đón Hải Phòng, ông Trí đã rút thẻ vàng thứ 2, rồi rút thẻ đỏ truất quyền thi đấu của Từ Hữu Phước bên phía đội khách, khi cho rằng đã phạm lỗi trong vùng cấm với Quốc Phương. Thanh Hóa cũng được cho hưởng 11m. Nhưng sau khi hội ý với trợ lý, được thông báo rằng Hữu Phước chưa phạm lỗi với ai, ông "bẻ còi", cho Hải Phòng đá phạt lên, rút lại thẻ với cầu thủ đội khách.
Ông Trí vẫn là trọng tài hàng đầu của bóng đá Việt Nam ở thời hiện tại. Cứ nhìn vào lịch trình hàng năm xuất ngoại làm nhiệm vụ quốc tế hay được AFC khoanh vùng là những trọng tài tài năng của để thấy "đẳng" của ông Trí đang ở đâu. Trọng tài Võ Minh Trí thường xuyên được mời thổi các trận đấu ở nước ngoài. Trọng tài Võ Minh Trí thường xuyên được mời thổi các trận đấu ở nước ngoài. Từ lâu, lâu lắm rồi, ông Trí gần như không dính đến chuyện thị phi. Nói thẳng ra, đấy là những mối qua hệ dây tơ dễ má, hay nằm trong danh sách đen những trọng tài "đạn bắn không thủng" của Việt Nam. Chúng tôi từng hỏi ông Trí, "bí kíp" nào để có thể làm nghề say mê như thế? Cũng giọng cười ấy, ông Trí bảo: "Mình yêu nghề thì phải chăm cho nghề. Chăm tập, chăm học, chăm quan sát, chăm trao đổi, chăm cho từng bữa ăn giấc ngủ để được khỏe và chạy tốt…". Đúng thế, ông Trí được các đồng nghiệp ví như "con ong chăm chỉ". Sự chăm chỉ ấy không chỉ là chuyên môn và còn việc nâng cao vốn ngoại ngữ. Đây là điểm mà không có nhiều trọng tài Việt Nam sánh bằng ông Trí "cào". Có một điều mà ít ai biết, ông Trí đang làm giáo viên thể chất của trường THPT Thanh Đa (Bình Thạnh, TP.HCM). Ông Trí bảo: "Cái nghề này, nếu không được cấp trên, các đồng nghiệp thương và tạo điều kiện thì chẳng làm được. Đấy là một trong những điều mà tôi vẫn tâm niệm là mình phải cố gắng làm tốt để không phụ niềm tin của mọi người". Ông Trí và Drogba. Ông Trí và Drogba. Đúng, ông Trí không chỉ có trách nhiệm với cấp trên với các đồng nghiệp mà còn với những học trò của mình. Cứ mỗi giờ ông đứng lớp, có không biết bao chuyện được hỏi những khi ông cầm còi các trận đấu quốc tế, hay những sự kiện mà "đám học trò" đọc đâu đó trên báo chí. Vậy nên, ông tâm sự: "Làm nghề là vì mình, vì cuộc sống của mình đầu tiên. Dẫu vậy, cũng phải nghĩ đến những người sống bên mình. Chẳng ai muốn những người hàng xóm, những đồng nghiệp và những học trò buồn lòng, hay chỉ trỏ với những chuyện không hay về bản thân. Tôi nghĩ cứ làm việc, cứ lao động cật lực rồi thành quả sẽ đến". Ông Trí "cào" rất tròn chữ và ôn hòa trong cách xử lý các tình huống dù mây đen có vần vũ. Vẫn có người thầm trách ông nhưng có lẽ hãy nhìn vào những gì ông làm được thay vì những nhận xét mang tính phiến diện và khích bác…
"Mỗi khi nhận được thông báo mời đi thổi các trận quốc tế, tôi tự hào lắm. Tự hào vì mình cũng có uy tín nhất định và tự hào vì mình là trọng tài Việt Nam được mời. Tôi khẳng định trọng tài ta không thua kém các nước châu Á. Bản thân tôi khi điều khiển các trận đấu này cũng không bị áp lực và luôn hoàn thành tốt", ông Trí chia sẻ.
  theo Trí thức trẻ
Quảng cáo